WHO kêu gọi dừng ăn 6 thực phẩm dễ gây ung thư: Thường thấy trên mâm cơm người Việt

Như nhiều người cũng đã biết nguyên nhân gây ung thư (UT) chiếm 70% đến từ việc ăn uống. Vì vậy mà nhận biết những món ăn có hại cho sức khỏe sẽ giúp phòng tránh được căn bệnh này mọi người ạ.

Trong khi đó trên mâm cơm hàng ngày, phần lớn mọi người thường để ý nên chuẩn bị cho gia đình mình những món nào phù hợp với sở thích, đồng thời dễ ăn và nhiều chất bổ.

Vậy nhưng Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) – bộ phận thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên mâm cơm thực tế có rất nhiều món chứa chất gây UT, nhưng không mấy người biết đến điều này. Vậy đó là những món gì?

Sau khi đọc thông tin trên báo, mình đã có câu trả lời cho điều này rồi, giờ chia sẻ để mọi người cảnh giác nha.

Dưới đây là những món gây UT mà WHO kêu gọi loại bỏ khỏi mâm cơm như sau:

hình ảnh

Nên ăn ít đồ nướng vì không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Món đầu tiên: Thịt nướng như gà, sườn, cá nướng

Đồ ăn nướng như gà nướng, sườn nướng, bò nướng, cá nướng… bị cháy có nguy cơ cao chứa chất benzopyrene.

Trong khi IARC đã xếp Benzopyrene vào nhóm gây UT số 1 với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với cơ thể. Mà chất benzopyrene là một hydrocarbon thơm đa vòng, nó hình thành trong quá trình nướng chín thực phẩm.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng chính là thay đổi phương pháp nấu nướng, thay vì đồ ăn nướng, bạn có thể chuyển sang hình thức luộc, hấp.

Món thứ 2: Rau muối chua như cà muối, dưa muối

Các loại dưa muối, cà muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Thế nhưng những món ăn lên men này có thể gây UT nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.

Nếu ăn món ăn này khi vẫn còn vị hăng, cay, chưa được lên men kỹ là nguyên nhân chính gây ra UT. Bởi vì trong dưa cà muối xổi chứa nitrat, khi chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin có trong thực phẩm thường ăn như tôm cá, thịt, mắm tôm sẽ chuyển thành nitrosamin, gây UT dạ dày.

Ngoài ra, hàm lượng muối lớn có trong món ăn này cũng không tốt cho sức khỏe.

Món thứ 3: Đồ ăn bị mốc như bánh chưng, lạc mốc

Trong các thực phẩm nấm mốc chứa chất aflatoxin, đây là chất được xếp vào loại chất gây UT loại 1 ngay từ năm 1993. Chỉ cần tiêu thụ vào cơ thể 1mg qua đường ăn uống cũng đủ để gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

Với 1 người có cân nặng 70kg sẽ ‘ra đi’ nếu tiêu thụ 20 miligam aflatoxin. Điều đáng nói là cách chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.

Theo WHO, hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc như lạc, đỗ, ngô, bánh chưng… bị mốc. Vì vậy bạn nhớ vứt bỏ các loại thực phẩm mốc để phòng ngừa UT và nguy hại sức khỏe.

hình ảnh

Bánh chưng đã mốc hỏng rồi không nên tiếc mà cố ăn, ảnh minh họa, internet

Món thứ 4: Cá muối Trung Quốc

Món ăn này được xếp vào loại chất gây UT cấp độ 1. Sơ dĩ có điều này là vì cá muối chứa nồng độ muối cao và giàu nitrite. Khi đi vào cơ thể, nitrite có thể phản ứng với protein amin tạo thành nitrosamine, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.

Món thứ 5:  Đồ ăn nóng

WHO cảnh báo, sử dụng đồ uống và thực phẩm nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, khoang miệng và hầu họng. Vì vậy trước khi ăn, bạn nên chờ thực phẩm nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C.

Món thứ 6: Đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói

Các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khó hay lạp sườn là những món ăn hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế những các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối cùng các chất hóa học quá mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe.

Đáng sợ hơn là các chất hóa học và chất bảo quản được sử dụng như sodium nitrate để giúp các loại thịt trông tươi và hấp dẫn hơn, chính là một chất gây UT.

hình ảnh

Chọn thịt tươi thay cho thịt chế biến sẵn. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Một chế độ ăn uống lành mạnh đã được khoa học chứng minh sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, UT và  giữ cho cơ thể luôn khỏe như sau

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ bị đường huyết cao, bệnh tim và UT.

– Sử dụng thịt gia cầm, cá hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

– Ăn các món với các loại rau và trái cây màu sắc….

– Nếu tiêu thụ thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, chỉ nên sử dụng khẩu phần nhỏ hơn.

– Nên chế biến các loại thịt gia cầm và cá bằng cách hấp hoặc luộc, hạn chế chiên hoặc nướng.

– Nên hạn chế sử dụng nước sốt kem, các loại nước sốt nhiều muối và phụ gia.

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ. Tóm lại để hạn chế nguy cơ UT, mọi người nhớ ăn uống lành mạnh, đồng thời cần tìm hiểu kỹ món nào nên xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày nha.

Nguồn: Tổng hợp