Vì sao nên ngừng sử dụng câu nói ‘con gái là người tình kiếp trước của cha’

Chúng ta chắc chắn đều đã từng nghe câu nói này, thậm chí là từng sử dụng câu nói này trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến gần đây, rất nhiều người trên mạng xã hội đã bày tỏ rằng bản thân họ cảm thấy ‘ghê ghê’ khi nghe câu nói này. Vì sao lại như vậy, khi suy nghĩ kĩ, họ đã nhận thấy rằng câu nói ví von này có thể dẫn tới những tư duy lệch lạc không đáng có.

hình ảnh

Chính vì vậy, nhiều người cho rằng chúng ta nên dừng sử dụng sự so sánh ‘không hợp lý’ này lại.

Con gái được ví như “người tình kiếp trước của cha”. Hình ảnh ấy được sử dụng trong không ít các tác phẩm văn học hiện đại, cũng được dùng như một câu nói phổ biến khi nhắc tới mối quan hệ khăng khít giữa cha và con gái.

Từ hình tượng so sánh này, nhiều người tiếp tục phát triển thành những câu nói hoa mĩ khác như cha là “người yêu đầu” của con gái, là mẫu “người yêu lý tưởng” mà cả đời con gái tìm kiếm.

hình ảnh

Tác giả văn học Trung Quốc Lưu Dung trong cuốn “Cả đời có được bao nhiêu cuộc tình” cũng từng ví con gái nhà người tình kiếp trước của cha bằng câu văn: “Tình yêu của con gái thật dài, khiến nàng theo đuổi từ kiếp trước tới kiếp này…”

Trước đó, Nam diễn viên Trung Quốc Vương Bảo Cường từng đăng trên cá nhân của mình một bức ảnh chụp con gái kèm theo lời ví cô công chúa ấy giống như “tình nhân” của cuộc đời mình.

Vậy nhưng hình ảnh so sánh này trên thực tế lại hết sức vô nghĩa.

Giả sử, nếu lấy hình ảnh con gái là “người tình” của cha làm chuẩn mực, như vậy mẹ là “tình nhân” của ông ngoại, còn các chị em gái trong nhà đều là “nhân tình” của cha từ kiếp trước?

hình ảnh

Chỉ là một hình ảnh so sánh văn hoa, nhưng những liên tưởng mở rộng đi kèm với hình ảnh ấy lại khiến người khác không khỏi lắc đầu vì sự lệch lạc về vai vế.

Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng không thể dùng “người tình” để so sánh với giá trị của con gái

Tình cảm giữa cha và con gái là sự gắn kết của sức mạnh ruột thịt, là sự kết tinh thiêng liêng của tình phụ tử. Trong khi đó, “tình nhân”, “người tình” lại là những từ ngữ thường được nhắc đến khi ám chỉ “người thứ ba”, “người yêu”.

Hơn nữa, những từ này dùng trong quan hệ yêu đương giữa người nam và người nữ mà không có nền tảng hôn nhân, hoàn toàn không thích hợp để lý giải nguồn gốc về tình cảm giữa cha và con gái. Điều quan trọng là giá trị của con gái không thể dùng “tình nhân” hay “người tình” để so sánh.

hình ảnh

Bình luận về điều này, nam diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Huỳnh Lỗi cũng nêu rõ quan điểm:

“Con gái so với tình nhân rõ ràng quý giá hơn rất nhiều, vì vậy không nên dùng hai chữ này để hình dung mối quan hệ cha con.

Bởi lẽ, tình cảm của người cha dành cho con gái vốn dĩ vượt xa tình cảm của người đàn ông dành cho nhân tình. Con gái đem lại cho cha lòng dũng cảm, mục tiêu, trở thành động lực giúp cha cố gắng…”

Trong bức thư gửi con gái mình, cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng từng viết:

“Bất ngờ cha nhận ra những kế hoạch to tát cha vạch ra cho chính mình không còn quan trọng nữa. Cha cảm thấy, nhìn các con có cuộc sống vui vẻ chính là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời mình”.

Ngay tới thiếu gia nổi tiếng Bắc Kinh một thời là Vương Sóc khi nhắc tới con gái cũng không khỏi xúc động:

“Ngay ở thời khắc con sinh ra, con đã cho cha biết tới niềm vui tuyệt vời mà những năm tháng tuổi trẻ cha hao tâm tổn sức tìm kiếm nhưng vẫn không thể tìm thấy được…”

Những tình cảm ruột thịt quý giá, sâu đậm đến tận cốt tủy ấy sao có thể dùng hai từ “người tình” để so sánh?

Vì thế, câu nói “con gái là người tình kiếp trước của cha” tuy hoa mĩ, văn vẻ, nhưng lại lý giải nguồn gốc tình phụ tử bằng tình yêu nam nữ. Chính điều ấy đã vô tình làm mất đi sự trong sáng của tình cảm cha con vốn rất thiêng liêng này.