Ông ngoại 56 xì tin đi đón cháu mà ai cũng tưởng bố, con rể lần đầu gặp còn gọi ‘anh trai’

Trong quãng thời gian nuôi con nhỏ, nếu có ông bà hai bên đỡ đần thì được xem là một điều may mắn.

Ai cũng biết chăm con mọn vất vả vô cùng, tới nỗi nhiều người sau khi có con thì nhìn như già đi cả chục tuổi vì thức đêm thức hôm chăm con mọn. Ông bà mà có cháu trông lại càng “lão hóa” nhanh hơn.

Vậy cho nên, mới đây, hình ảnh một ông ngoại xì tin đi đón cháu đã khiến cư dân mạng hết lời trầm trồ khen ngợi. Người mẹ trẻ chia sẻ đoạn video cho biết bố mình rất quý cháu và thường xuyên bị lầm là bố chứ không phải ông ngoại khi đi đón cháu. Người phụ nữ cho biết ông rất biết cách giữ gìn sức khỏe, ngay từ lúc còn trẻ đã tập thể dục hàng ngày, ăn những món giúp trẻ lâu nên nhìn bề ngoài, không ai có thể đoán đúng tuổi thật của ông.

Cô còn kể một kỷ niệm vui: “Khi tôi và chồng tôi hẹn hò với nhau, anh ấy đến nhà còn tưởng bố là anh trai tôi. Anh đứng ở ngoài và hét to “Anh trai ơi, em gái anh có ở nhà không”, sau này biết đó là bố vợ thì sượng trân.”

hình ảnh

Ông ngoại U60 (Ảnh QQ)

Khi bố vợ và con rể trong cùng một khung hình thì tuổi có vẻ chẳng chênh lệch mấy, thậm chí có người còn cho rằng bố vợ trông trẻ hơn cả con rể. Ngồi cạnh bên nhau, con rể sinh năm 1988, bố vợ thì sinh năm 1967, quả là bố vợ trông phong độ hơn hẳn.

hình ảnh

Bố vợ (trái) sinh năm 1967 còn con rể sinh năm 1988 (Ảnh QQ)

Người phụ nữ còn cho biết chồng cô sau khi kết hôn cũng giúp vợ chăm con, làm việc nhà, có lẽ vì vậy nên không “duy trì” phong độ được như bố vợ. Ông ngoại thì sống một cuộc sống điều độ, tập thể dục thường xuyên, đi ngủ sớm dậy sớm, kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì trạng thái khỏe mạnh và trẻ trung. Ở tuổi 56 tuổi, làn da như vậy, dáng người thế đó thực sự khiến con trai, con rể, cháu trai trong nhà cảm thấy áp lực vô cùng ấy chứ.

Cư dân mạng bình luận:

“Chắc bà ngoại rất hạnh phúc khi đi cùng một người đàn ông đẹp trai như vậy suốt mấy chục năm nay.”

“Thậm chí ông bố vợ này ăn mặc, kiểu tóc sành điệu hơn cả giới trẻ ngày nay nữa.”

“Chỉ là bộ dáng béo ú của con rể ăn bánh bao bên cạnh thật sự rất đối lập. Cô con gái có vẻ như rất nổi loạn thì phải. Đối với một cô gái để tìm một người chồng như vậy cũng là một sự chống đối với cha mình.”

hình ảnh

Ảnh QQ

Một số người cho rằng cho dù có tuổi đi nữa thì nếu có tâm trạng, tâm lý tốt, người ta vẫn có thể trẻ trung, trì hoãn quá trình lão hóa ví như dù chăm con chăm cháu nhưng có điều kiện, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ. Cũng có người cho rằng ngoại hình phản ánh ý chí kiên định, mới nghe qua có thể hơi “lý tưởng” nhưng hình như lại khiến người ta phải suy ngẫm. Đó hoàn toàn là sự lão hóa ngược, một ông già 56 tuổi làm sao có thể trẻ trung hơn con rể mới ngoài 30?

hình ảnh

3 thế hệ: Ông ngoại, con rể và cháu ngoại (Ảnh QQ)

Thực ra, duy trì khuôn mẫu cuộc sống của chính mình, dậy sớm và đi ngủ sớm, tập thể dục … là những điều kiện cơ bản để trẻ lâu. Con người cũng giống như một cỗ máy, nếu chạy lâu mà không được bảo dưỡng thì tuổi thọ của nó sẽ ngắn đi rất nhiều, bản thân cỗ máy sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng.

Nếu muốn ông bà trẻ lâu, sống khỏe cùng hưởng phước bên con cháu thì tâm lý cũng là một vấn đề rất quan trọng. Tục ngữ có câu, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Trong não người có một dây thần kinh điều khiển nụ cười của chúng ta, dù là nụ cười vui vẻ, nụ cười châm chọc, nụ cười buồn bã hay nụ cười hối hận, mỗi chúng ta đều có thể sử dụng dây thần kinh này để giúp chúng ta có thể cười. Nhưng hầu hết mọi người đều chỉ cười khi họ hạnh phúc. Cho dù bố mẹ có lên chức ông bà đi nữa thì con cái cũng nên khuyến khích bố mẹ mình chú ý đến bản thân, sức khỏe. Có sức khỏe thì mới có thể giúp con chăm cháu, tận hưởng niềm vui bên con cháu.

Ngoài ra, ông bà khi đã hết tuổi làm việc và nghỉ hưu thì cũng cần có thời gian riêng cho mình. Đừng bao giờ vì ông bà thương con, quý cháu mà cho rằng nghĩa vụ của ông bà là phải giúp con chăm cháu. Cha mẹ sinh ra con thì trước hết họ phải là những người chịu trách nhiệm chính. Còn ông bà phụ giúp thì tốt, không thì cũng chẳng có lý do gì để trách cứ họ. Làm ông bà ngoại, ông bà nội đâu có nghĩa là họ phải bỏ bê bản thân mình, phải hy sinh mọi cuộc vui hay thói quen, sở thích để được cái tiếng thơm mát mặt “thương con thương cháu”, đúng không các mẹ?