Hàng xóm xây nhà… “nhầm” trên đất của tôi, tôi phải làm gì?

Gia chủ dưới đây chia sẻ một tình huống “dở khóc dở cười” khi bị hàng xóm liền kề xây nhà sang một phần khoảng gần 10 m theo chiều sâu và khoảng 0,7 m theo chiều rộng thửa đất của mình.

Tình huống chi tiết như sau:

“Tôi có thửa đất ở tại quê nội (thửa đất có căn nhà cấp IV trên đất) được ông bà tặng cho cách đây 02 năm, ranh giới thửa đất được xác định theo các cột trụ bê tông tôi chôn ngầm ngay phía dưới bề mặt đất, chưa xây tường bao quanh để xác định ranh giới. Thửa đất này đã được cấp Giấy chứng nhận mang tên tôi.

​Tuy nhiên, do cả gia đình sinh sống ở thành phố để thuận tiện cho công việc nên gia đình tôi không về kiểm tra thường xuyên. Cách đây mấy ngày, tôi có việc giải quyết ở quê thì phát hiện, phần diện tích đất của mình đã bị nhà hàng xóm liền kề xây nhà sang một phần khoảng gần 10 m theo chiều sâu và khoảng 0,7 m theo chiều rộng thửa đất của tôi.

Theo tôi được biết thì nhà hàng xóm cũng đã được cấp sổ đỏ. Hiện tại, tôi mới yêu cầu nhà hàng xóm dừng việc thi công để hai bên tìm cách xử lý vụ việc. Vì không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nên tôi mong Luật sư giải đáp cho tôi các vấn đề sau đây:

1. Khi hàng xóm xây nhầm trên đất của tôi đã được cấp sổ đỏ thì tôi phải làm gì?

2. Tôi có quyền được đền bù bồi thường vì hành vi này của nhà hàng xóm của tôi không?”

Hàng xóm lấn đất, đã xây dựng nhà kiên cố thì đòi lại thế nào?

Tôi mua đất chưa kịp xây thì hàng xóm lấn đất xây nhà kiên cố, tôi nói chuyện nhưng hàng xóm không hợp tác. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi nên làm thế nào?

Năm 2022 tôi có mua một mảnh đất ở Sóc Sơn (Hà Nội) để xây nhà. Sau đó tôi phải vào Nam để giải quyết công việc nên chưa kịp xây tường bao để ngăn cách với các thửa đất bên cạnh. Đầu năm 2023, tôi về lại Sóc Sơn thì phát hiện hàng xóm đang xây dựng nhà ở và lấn sang đất nhà tôi 30cm. Tôi yêu cầu hàng xóm tháo dỡ phần đã xây dựng lấn sang đất nhà tôi nhưng hàng xóm không chịu. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp có căn cứ cho rằng hàng xóm lấn đất nhà tôi, thì tôi phải làm gì để lấy lại đất?

Chị Dương Thị Hồng (Nghệ An) có đặt câu hỏi nhờ luật sư tư vấn.

Luật sư Lê Hồng Hiển, Đoàn luật sư TP Hà Nội, trả lời về việc bị lấn đất như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 170 Luật Đất đai năm 2013 về nghĩa vụ của người sử dụng đất thì: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Đồng thời, điều 12 luật này cũng nghiêm cấm hành vi lấn chiếm hủy hoại đất đai.

Như vậy, hành vi xây nhà lấn sang đất nhà hàng xóm 30cm là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, để giải quyết tranh chấp đất đai về hành vi xây nhà lấn chiếm đất, bạn có thể lựa chọn một trong số các cách sau đây:

Cách 1: Hai bên tự thương lượng, giải quyết

Bạn và người thực hiện hành vi lấn đất có thể tự thương lượng với nhau về phương án giải quyết. Theo đó, bạn có thể yêu cầu hàng xóm phải thực hiện tháo dỡ phần công trình đã xây dựng trên diện tích đất của mình. Trường hợp nhà bạn thì hàng xóm không hợp tác nên rất khó để thực hiện theo cách này.

Cách 2: Đề nghị xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung qua giải pháp thương lượng, người hàng xóm kia không có thiện chí giải quyết, bạn có thể gửi đơn đề nghị/đơn yêu cầu xử lý hành vi xây dựng nhà ở lấn sang diện tích đất được sử dụng hợp pháp để xử lý hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi lấn đất.

Nếu đủ căn cứ để xử phạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cụ thể quy định tại điều 14 nghị định 91/2019 và điều 16 nghị định 16/2022 (biện pháp xử phạt là phạt tiền, yêu cầu phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm).

Cách 3: Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thương lượng được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc, là điều kiện để tranh chấp có thể được giải quyết ở các cơ quan khác.

Nếu hòa giải không thành, người bị lấn chiếm đất có quyền làm thủ tục khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các phương án mà bạn có thể áp dụng để đòi lại phần đất bị hàng xóm lấn chiếm. Tùy bối cảnh của bạn và hàng xóm mà có giải pháp phù hợp nhất nhé.