5 trường hợp này bị tước quyền thừa kế trong năm 2024: Đó là ai?

Theo quy định những trường hợp dưới đây sẽ bị tước quyền thừa kế người dân nên biết kẻo thiệt thòi.

Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế có thể hiểu đơn giản là quyền được nhận những tài sản mà di chúc người quá cố để lại cho ngời người sống. Thông thương quyền thừa kế thường chia cho cha mẹ ruột, con ruột, vợ chồng của người đã mất. Đây chính là hàng thừa kế thứ nhất được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, có 5 trường hợp này dù là hàng thừa thế thứ nhất, cho dù là con ruột thì sau khi cha mẹ mất đi cũng không được hưởng thừa kế đó là trường hợp nào. Người dân cần biết kẻo thiệt thòi.

5 trường hợp dù là con ruột cũng không được hưởng thừa kế nhà, đất

Các trường hợp bị loại trừ khỏi việc hưởng thừa kế nhà đất theo quy định của Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

Trường hợp 1: Những người đã bị kết án về hành vi cố ý vi phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc tạo ra hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, làm tổn thương nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại tài sản thừa kế.

Trường hợp 2: Những người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thừa kế. Ví dụ một người con khi cha mẹ còn sống không có trách nhiệm nuôi dưỡng được hàng xóm và chính quyền địa phương làm chứng thì khi cha mẹ chết đi không được hưởng thừa kế.

Trường hợp nào không được thừa kế dù là con ruột của người để lại tài sản

Trường hợp nào không được thừa kế dù là con ruột của người để lại tài sản

Trường hợp 3: Những người đã bị kết án về hành vi cố ý vi phạm tính mạng của người thừa kế khác với mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng thì cũng không được thừa kế.

Trường hợp 4: Những người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì không được hưởng thừa kế.

Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế thì sẽ không được thừa kế- theo ý nguyên của người để lại tài sản.

Ai sẽ bị tước quyền thừa kế

Ai sẽ bị tước quyền thừa kế

Những trường hợp không cần có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế

Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rõ ràng về việc những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật, nhưng họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Vì thế, nếu người con đã thành niên (từ 18 tuổi trở lên) có khả năng lao động không được hưởng di sản thừa kế khi:

Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc.Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở nhưng do người đó không thể tự nuôi sống bản thân nên vẫn được hưởng thừa kế.