3 ɫhói queп khi ngủ làm hạn chế sự pháɫ ɫriển chiều cao củɑ coп ɫrẻ

Chiều cao của trẻ bị chi phối bởi 70% từ gen bố mẹ và 30% đến từ các yếu tố bên ngoài. Trong số 30% các yếu tố bên ngoài thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao ở trẻ.

Chỉ khi có giấc ngủ chất lượng thì cơ thể trẻ mới tiết đủ hormone tăng trưởng (human growth hormone – HGH). Hormone này cũng có nhiệm vụ sửa chữa tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Trẻ thiếu hormone tăng trưởng sẽ còi cọc và chậm phát triển chiều cao.

Đặς biệt, bố lưu ý 3 thói quen dưới đây tác động xấᴜ đến chiều cao của con.

Ngủ trễ và không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ muộn có thể làm giảm lượng hormone tăng trưởng mà cơ thể tạo ra. Các báo cáo khoa học cho thấy có 2 giai đoạn trong ngày mà hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Vậy nên, bố nên rèn cho con đi ngủ sớm từ 8h30 tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau để tranh thủ 2 thời điểm vàng phát triển chiều cao ở trẻ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng nhi, ĐH Worceste (Anh), độ tuổi và tổng số giờ ngủ của trẻ như sau:

– 4 đến 12 tháng tuổi: 12-16 giờ (gồm 2-4 giờ ngủ ban ngày)

– 1 đến 2 tuổi: 11-14 giờ (gồm 0-45 phút ngủ ban ngày)

– 3 đến 5 tuổi: 10-13 giờ (gồm 0-45 phút ngủ ban ngày)

– 6 đến 12 tuổi: 9-12 giờ (20-45 phút ngủ ban ngày)

– 13 đến 18 tuổi: 8-10 giờ (gồm 20-45 phút ngủ ban ngày).

Ngủ ngay sau ăn

Sự gia tăng nồng độ insulin có khả năng ngăn chặn sản xuất hormone tăng trưởng. Vậy nên cần tránh cho trẻ ăn trước khi ngủ vì bữa ăn thường làm gia tăng nồng độ insulin trong cơ thể, đặς biệt là những thực phẩm giàu carb và protein.

Mặt khác, trẻ ngủ ngay sau khi ăn bụng sẽ óc ách, khó ngủ dẫn đến ngủ muộn hoặc ngủ không sâu, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiết ra hormone tăng trưởng.

Bật đèn khi ngủ

Nhiều trẻ chỉ ngủ được khi có đèn sáng. Đây là điều hoàn toàn không tốt cho sự phát triển chiều cao ở con. Ánh sáng đèn quá mạnh sẽ làm não trẻ không phân biệt được ngày – đêm, làm trẻ ngủ chập chờn và gây rối loạn nhịp sinh học ở trẻ. Trong khi đó, chỉ khi ngủ đủ giấc và ngủ sâu, cơ thể trẻ mới giải phóng hormone tăng trưởng giúp phát triển chiều cao.

Trong trường hợp này, bố có thể trang bị cho con một chiếc đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ như cam, vàng nhạt thay cho đèn có ánh sáng trắng.