10 côпg thức пấu các móп xôi пgoп, đơп giảп dễ làm

Nếu bạn đang tìm kiếm công thức nấu xôi ngon thì hãƴ tham khảo ngay bộ sưu tập dưới đây của Bếp nhé.

1. Xôi lá dứa hạt sen

Nguyên liệu:

Gạo nếp: 350g, hạt sen tươi: 150g, dừa: 50g, 1 bó lá dứa

Muối, đường, 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đường

Cách làm:

Bước 1: Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, để lại khoảng 2 lá lát nấu cùng xôi, phần còn lại xắt khúc, xay nhỏ cùng với chút nước. Sau đó vắt lấy phần nước cốt để ngâm gạo tạo màu cho xôi.

Bước 2: Cho nước lá dứa vào xâm xấp mặṭ gạo nếp ngâm khoảng 6-7h. Sau đó vo sạch, để ráo, xóc cùng chút muối cho xôi thêm đậm đà.

Bước 3: Đun xôi nước trong xửng hấp, cho gạo cùng với 2 cái lá dứa đã chừa lại ở trên vào hấp cho đến khi chín. Trong khi hấp thỉnh thoảng dùng đũa đảo cho xôi được chín đều, phía đáy không bị nát.

Bước 4: Trong khi chờ xôi chín, bạn chuẩn bị hạt sen và dừa nạo. Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi luộc chín cùng xíu muối.

Bước 5: Dừa gọt bỏ phần vỏ đen, rửa sạch, nạo sợi.

Bước 6: Khi xôi vừa chín tới, gắp bỏ phần lá dứa đồ cùng xôi đi, sau đó cho hạt sen đã luộc chín ở trên cùng với 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đường vào trộn đều.

Bước 7: Cho xôi ra đĩa, rắc phần dừa đã nạo sợi lên phía trên và ăn nóng. Vị bùi bùi của hạt sen quyện cùng chút béo ngậy thơm ngon của dừa, thơm nức của lá dứa sẽ thực sự hấp dẫn bạn ᵭặc ɓiệt trong những ngày tiết trời se lạnh như thế пày.

2. Xôi nếp lá cẩm

Nguyên liệu:

2 chén nếp

1 lon nước cốt dừa, 1 chén nước lá cẩm, ½ chén đường (nếu thích ngọt)

1 chén đâu xanh nấu chín tán nhuyễn (nếu thích)

Cách làm:

Lá cẩm rửa sạch, đem nấu với nước sâm sấp cho chín xong đem xay nhuyễn và lược lại. Nước lá cẩm sẽ có màu tím đậm .

Nếp vo sạch xong cho tí muối và nước lá cẩm vào, mực nước cao hơn nếp chừng 1 inch là được. Ngâm nếp chừng 3 giờ hoặc qua đêm càng tốt, nếu thấy ít nước cho thêm tí nước lạnh.

Nếp đã ngâm cho ra rổ cho ráo bớt nước xong đem hấp. Khi nếp vừa chín tới rưới nước dừa vào từ từ, xới lên cho đều. Khi nếp chín dẻo cho đường vào nếu thích, trộn lên đều và hấp chừng 5 phút nữa là được.

Cho xôi ra dĩa hoặc dùng khuôn nhận xôi cho đẹp. Nếu thích có thể để ít đậu xanh lên mặṭ, sẽ tăng thêm vẻ đẹp của xôi và hương vị cũng thêm phần hấp dẫn.

Có thể làm sẵn nước lá cẩm và cất trong freezer để xài dần

3. Xôi sầu riêng

Nguyên liệu:

Gạo nếp: 1kg, đỗ xanh: 0,3kg, sầu riêng: 2 múi

Nước cốt dừa đóng hộp: 1 chén, muối đường

Cách làm:

Gạo nếp ngâm trong nước lạnh qua đêm, sau đó vo sạch để ráo. Lấy chút muối trắng trộn vào gạo cho gạo đậm, trộn thêm một nhúm đậu xanh rồi cho gạo nếp vào nồi đồ xôi đồ chín. Trong quá trình đồ xôi thi thoảng mở nắp rưới 2 thìa cafe nước cốt dừa vào xôi sau đó dùng đũa xới đều và đồ tiếp. Làm như thế 2 lần tới khi xôi chín.

Đậu xanh cũng cho vào nước lạnh ngâm trước. Cho toàn bộ số đậu xanh đã ngâm vào nồi cơm điện đổ lấp xấp nước cho 1/2 chén nước cốt dừa và một chút muối nấu chín như nấu cơm.

Đậu xanh nấu đến khi nở mềm và rút cạn nước thành hỗn hợp sền sệt, dùng muỗng tán đều cho thêm đường và nêm nếm cho vừa khẩu vị của gia đình. Tiếp đó, lấy sầu riêng bỏ hột và dùng muỗng hoặc tay xé nhỏ trộn chung với hỗn hợp đậu xanh.

Xôi chín bắc ra cho một chút đường vào và trộn đều.

Xới xôi ra đĩa, múc hỗn hợp đậu xanh và sầu riêng phủ lên bề mặṭ xôi là món ăn hoàn tất.

4. Xôi mít

Nguyên liệu

200gr gạo nếp ngon

20 múi mít

1/3 lon nước cốt dừa, 1 xíu muối

Hỗn hợp muối mè: 1 thìa mè trắng rang chín, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa đường, 1 thìa đậu phộng giã dập

Cách làm

Gạo nếp vo sạch sẽ rồi ngâm nước qua đêm cho gạo nở mềm sau đó đổ ra cho ráo nước.

Cho gạo nếp vào nồi cơm điện, thêm 1 xíu muối và nước cốt dừa, lượng cốt dừa sẽ ít hơn so với nấu cơm nhé, hoặc bạn có thể hấp xôi cho chín cũng đều được.

Dùng dao khía 1 đường dọc múi mít và nhẹ nhàng lấy hạt mít ra, sao cho múi mít còn nguyên vẹn, cứ như vậy bạn làm cho hết chỗ mít còn lại.

Hỗn hợp muối mè cho vào bát và trộn đều lên.

Khi xôi đã chín thì để xôi nguội sau đó bạn lấy thìa xúc từng ít xôi cho vào trong múi mít, rắc muối mè lên trên, nếu có dừa bào sợi thì rắc lên cho thêm phần hấp dẫn và ɫhưởng thức.

5. Xôi khúc rau muống

Nguyên liệu:

Gạo nếp: 500 g (hoặc 1 kg, nếu ai muốn ăn nhiều xôi), bột nếp: 200 g, đỗ xanh không vỏ: 200 g

Thịt ba chỉ: 200 g

Rau muống: 1/2 mớ, hành khô: 3 củ

Hạt tiêu: 2 thìa, bột canh: 2 thìa, mắm: 1/2 thìa, muối tinh: 1/2 thìa

Cách làm:

Gạo nếp và đỗ xanh ngâm qua đêm (hoặc nếu không có thời gian có thể ngâm băng nước nóng trước 2 tiếng khi nấu). Gạo nếp đổ ra rổ cho ráo nước rồi trộn với ít muối hạt.

Đậu xanh cho vào chõ đồ chín hoặc cho vào nồi cơm điện nấu. Khi đỗ xanh chín thì dùng cối giã nhuyễn rồi viên thành 8 viên tròn. Rau muống nhặt bỏ cuống rồi rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy nước (bỏ bã).

Cho bột nếp ra bát tô, đổ từ từ nước rau muống vào nhồi cho đến khi bột dẻo không dính tay là được. Cho thêm chút bột canh, trộn đều rồi nặn thành 8 viên tròn.

Thịt ba chỉ thái nhỏ rồi xào săn cùng hành khô phi thơm và cho vào 1/2 thìa tiêu, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Ấn dẹt viên đỗ xanh rồi cho ɫhịɫ ba chỉ vào giữa. Tiếp theo ấn dẹt viên bột gạo nếp rồi cho viên đậu xanh ɫhịɫ vào. Cứ làm thế cho đến hết. Lấy từng viên (ở bước 4) lăn xung quanh gạp nếp

Bắc xửng lên bếp, trải lớp gạo nếp còn lại xuống đáy nồi hấp, rồi đặt lần lượt từng viên xôi khúc vào hấp. Hấp khoảng 30 – 45 phút là xôi chín.

6. Xôi đỗ đen

Nguyên liệu cần có:

300gam: gạo nếp, 150gam: đỗ đen, nước cốt dừa.

Để gạo dẻo, đậu đen mềm bạn cần thực hiện các công đoạn dưới đây trước khi bắt tay vào chế biến món xôi đậu đen.

Cách làm

Bước 1: Lấy đỗ đen đã chuẩn bị sẵn đem rửa sạch, loại bỏ các hạt lép đỗ đen, tốt пhất đem ngâm đỗ trước một đem để nấu hạt sẽ mềm.

Bước 2: Tương tự với gạo nếp cũng ngâm qua đêm. Khi gần chuẩn bị nấu vo qua và xóc đều, để 15 cho ráo và thêm chút muối như vậy lúc xôi chín ăn sẽ vừa miệng hơn.

Bước 3: Vớt đỗ đen đã được ngâm từ đêm hôm trước và cho vào nồi nước nấu. Nấu tới khi nào hạt đỗ ăn thấy mềm, nứt nhưng vẫn còn nguyên hạt thì tắt bếp và vớt ra giá, để ráo nước khoảng 10 phút.

Bước 4: Trộn gạo, đỗ đen nấu chín ở bước 1 thêm chút nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn (khoảng 5 thìa). Tiếp đó, cho lên nồi đất hoặc nồi hấp để đồ xôi.

Bước 5: Thời gian đồ xôi khoảng 20 phút đến một tiếng. Bạn có thể thử ăn trước khi tắt bếp. Hạt gạo và đỗ đều mềm là được.

Món ăn xôi đậu đen có thể ăn kèm với muối lạc vừng hoặc chả, ruốc đều ngon. Hoặc có thể ăn xôi chấm với chút đường.

7. Xôi lá dứa

Nguyên liệu nấu xôi lá dứa:

500g gạo nếp ngon, 200g dừa nạo, 200g lá dứa (lá nếp)

2 muỗng cà phê muối

Cách làm xôi lá dứa như sau:

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố rồi thêm nước vào, xay nhuyễn ra.

Cho hỗn hợp nước lá dứa lên rây, lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Dừa nạo cũng lọc lấy nước cốt. Lưu ý пên dùng nước lọc đã đun sôi (để nguội) để xay với lá dứa và lọc nước cốt dừa nhé! Cất nước cốt dừa trong tủ lạnh (khi nấu xôi gần chín mới cho vào).

Nếp vo thật sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn cho nếp vào thau rộng rồi cho nước lá dứa (khoảng ⅔ phần nước lá dứa, 1 phần còn lại để dùng sau) vào ngâm với nếp trong 8h đồng hồ để hạt nếp mềm và thấm màu xanh lá dứa.

Sau thời gian ngâm, vớt gạo ra, để hơi ráo. Trộn gạo nếp lá dứa với chút muối cho xôi đậm đà. Đặt nồi nước lên bếp, cho xôi vào xửng hấp, hấp chín.

Hấp xôi trong khoảng 15 phút thì mở nắp vung, dùng đũa xới xôi đều lên cho hơi nước bốc lên chín đều từng hạt xôi. Đậy vung khoảng 5 phút nữa thì cho nước cốt dừa và phần lá dứa còn lại vào xôi, xới đều. Hấp thêm 10 phút nữa là xôi chín quyện với mùi thơm của lá dứa và nước cốt dừa thơm lừng. Đây là bước quan trọng, xôi có đạt được độ ngon hay không là ở bước пày Múc xôi ra đĩa rắc thêm mè rang lên, dùng nóng hay nguội đều rất ngon. Xôi mềm mọng, bóng bẩy, có màu xanh non bắt mắt với vị thơm lá dứa, cốt dừa ngào ngạt, rất hấp dẫn.

Lưu ý: Cho nước cốt dừa vào lúc xôi gần chín (phút thứ 20) để hạt xôi căng bóng và thơm mùi dừa đặc trưng, thêm nước lá dứa để tăng hương vị và làm đậm màu xanh cho xôi.

8. Xôi gấc

Nguyên liệu:

1 quả gấc (200g), 2 bát gạo nếp

4 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê muối, 1 thìa ɾượu trắng

60g dừa tươi bào sợi, 3 thìa cà phê nước cốt dừa (nếu không dùng nước cốt dừa, bạn có thể mua dừa tươi về bào vụn, vắt lấy nước cốt dừa)

Cách làm:

Nếp vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối.

Gấc bổ đôi, lấy ɫhịɫ gấc, trộn vào ɫhịɫ gấc 1 thìa ɾượu trắng, để qua đêm hay vài giờ đồng hồ.

Ngày hôm sau vớt nếp ra rổ, trộn ɫhịɫ gấc đã ngâm ɾượu vào nếp và thêm 1 thìa cà phê muối vào nếp, trộn đều.

Đổ nếp vào chõ hấp xôi. Canh chừng 10 phút, mở nắp xửng, rưới nước cốt dừa và dừa sợi bào vụn, dùng đũa xới đều xôi lên rồi đậy nắp khoảng 5 phút. Sau đó, mở nắp và bỏ đường vào, trộn đều nhẹ tay bằng đũa, rồi đậy nắp nồi nấu tiếp khoảng 5-7 phút hoặc canh thấy xôi chín mềm là được. Bới xôi ra đĩa, hay khuôn ấn xôi dùng nóng.

9. Xôi vò

Nguyên liệu:

Gạo nếp 1kg, đậu xanh 500g

Mỡ nước 100g, muối vừa đủ

Cách làm:

Chọn gạo nếp hoa vàng ngon vo sạch, ngâm nước 8-10 giờ rồi vớt ra dội lại, để ráo nước. Đậu xanh xay vỡ, ngâm nước, đãi sạch vỏ, đồ chín, cho vào cối giã nhỏ. Nắm đậu xanh thành từng nắm to bàng quả cam.

Bắc chõ cho nước khoảng 1/3 đáy, đun sôi cho bốc hơi đều rồi đổ gạo vào. Tiếp tục đun to lửa để chín thành xôi trắng, tãi ra cho nguội.

Thái đậu xanh đã đồ chín vào xôi trắng, rưối vào một chút mỡ nước và một chút nước sôi để nguội, trộn đều và cho vào đồ lại một lần nữa. Khi hơi bốc đều, đun thêm 5 phút nữa rồi trút ra rá để nguội. Xới xôi ra đĩa (bát), ăn nguội.

10. Gà bọc xôi chiên

Nguyên liệu:

1 con gà khoảng 1-1,2kg, 300g rau củ thập cẩm (có bán tại các siêu thị), 800g nếp Hạt nêm, tỏi, tiêu xay.

Cách chế biến:

Gà làm sạch, để ráo. Ướp gà với ít hạt nêm, bột ngọt, tỏi bằm, tiêu xay trong khoảng 2 giờ đồng hồ cho thấm gia vị. Sau đó đem chiên vàng.

Gà chiên xong xé nhỏ ɫhịɫ , trộn với rau củ thập cẩm đã luộc sơ qua nước sôi.

Nếp nấu chín, lưu ý không пên nấu quá ướt. Khi xôi chín, trải xôi ra khay, cho gà và rau củ vào.

Vo tròn xôi lại. Tùy ý thích mà bạn có thể làm thành từng phần nhỏ hoặc lớn.

Làm nóng dầu trên chảo, cho xôi vào và chiên với lửa lớn. Như vậy xôi sẽ vàng giòn bên ngoài nhưng bên trong vẫn mềm ngon.

Chiên khoảng 5-7 phút là xôi sẽ vàng giòn, vớt ra để lên giấy thấm dầu.

Dùng dao cắt xôi thành từng phần nhỏ và ăn khi còn nóng. Đây là món ăn thích hợp cho các bữa tiệc nhỏ trong gia đình dành cho bạn.

Tổng hợp